Tháng Năm Của Mẹ
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
MẸ ơi, có lẽ loài người được thượng đế ân sủng để có một thế giới văn minh và tồn tại đến ngày hôm nay là vì loài người biết nhớ đến công ơn MẸ. Riêng tháng Năm ở Hoa Kỳ người ta dành ra một ngày chính thức để tòan quốc mừng ngày lễ cho MẸ.
MẸ ơi, con mừng ngày lễ MẸ, hạnh phúc hơn cho chúng con là còn MẸ và có thêm người bạn đời cũng đang làm MẸ. Mừng ngày của người làm MẸ, xin gửi lòng chúng con vào Lòng Mẹ
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
MẸ ơi, thế giới ngày hôm nay có rất nhiều điều mới lạ. Con người đã vượt qua hàng hàng chướng ngại của thiên tai và nhân tai. Con người đã chinh phục được cả không gian cách xa ngàn dặm….. và nhiều nhiều lắm những tiền bộ văn minh vượt bực. Nhưng con người vẫn không thể vượt qua được vòng tử sinh. Mà lẩn quẩn trong vòng tử sinh thì có mất mát chia lìa.
Có sự mất mát chia lia nào mà không đau xót phải không MẸ. Trong đời của MẸ, MẸ cũng đã đi qua trạng huống chia lìa này. Rồi MẸ cũng được làm MẸ, và con của MẸ cũng một lần đi lại những bước chân của MẸ, nghĩa là con bị mất MẸ và cũng được làm MẸ. Có những sự mất mát chia lìa nhẹ nhàng tự nhiên và con người dễ dàng chấp nhận rồi vượt qua. Con không có được sự chia lìa nhẹ nhàng tự nhiên này ngày con mất MẸ. Con đau xót ngày đó và vẫn còn xót xa hôm nay. Con khắc khoải như thế có đúng không MẸ? Con chỉ biềt chắc một điều là MẸ không bao giờ muốn con bị đau, bị khổ, bởi điều rất giản dị là lòng con như bị xát muối khi nhìn con của con đau. Con đau con khổ thì MẸ khổ MẸ đau vạn lần hơn. Vây thì xót xa của con hôm nay ngày nhớ MẸ chắc không làm MẸ vui. Không nên như vậy phải không MẸ?
Một điều thật giản dị. MẸ đi hết quảng đường mẫu tử của MẸ, MẸ nghỉ. MẸ dạy con nên người. Con nối tiếp con đường của MẸ như hằng hà con đường MẸ CON khác. Đời sống con hạnh phúc, tâm hồn con an lạc. MẸ vui nhé MẸ.
Con nên người MẸ vui. Con đang cố gắng nên người mỗi ngày trong đời MẸ ơi. MẸ ơi, ở đâu đó trong cõi vô thường MẸ có nhớ những kỷ niệm ngày vui MẸ-CON. Người già thích nghe chuyện xưa phải không MẸ. Chuyện kể như vậy MẸ ơi:
“ Từ khi gia đình tôi biết đến Disney World ở tiểu bang Florida vào thập niên '80 thì cả nhà tôi ai cũng thích đến đây chơi, nhất là mẹ tôi. Tôi nghĩ mẹ tôi thích nơi đây bởi vì khung cảnh thân mật ấm cúng, có nhiều người và nhiều văn hóa khác nhau trên thế giới mà bà chưa bao giờ có dịp biết đến. Cứ mỗi hai năm thì gia đình tôi lại đến đây chơi vào dịp hè, mà mỗi lần đến là có những sự đổi mới làm chúng tôi rất là thích thú mà không bao giờ chán. Vào cuối tháng năm của năm 1993, gia đình tôi trở lại Disney World một lần nữa trước khi tôi bắt đầu đi nội trú để học bằng chuyên môn y khoa thứ hai. Lần nầy tôi đưa mẹ tôi đi cùng với mấy em trai và em gái. Lúc nầy mẹ tôi tuy đã 64 tuổi nhưng bà vẫn còn rất là khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Ở trong Disney World mẹ tôi thích đi trên những xe chạy cao tốc như Space Mountain cùng với mấy em trai và em gái tôi ở lứa tuổi đôi mươi mà không chút sợ hãi. Thấy như vậy cho nên tôi vì méo mó nghề nghiệp y khoa đã luôn lo s ợ cho mẹ tôi vì tuổi cao có thể bị hồi hợp mà đứng tim nhưng bà chẳng có hề hấn gì cả . Ngòai ra khí hậu ở Florida rất là nóng nực mà lại phải sắp hàng để vào những trò chơi cho nên tôi cứ lo nhắc nhở mẹ tôi uống nước hoài đến nổi làm bà phải bực mình. Tôi chỉ quan tâm đến mẹ tôi mà quên không đ ể ý đến cô em gái út cho tới khi cô ta bị té xỉu vì nóng và mệt. Lúc đó tôi mới nghĩ là tôi đã qúa lo lắng cho bà mẹ gìa mà sức khỏe còn dẻo dai hơn thanh thiếu niên ở lứa tuổi đôi mươi là không đến nỗi cần thiết nữa, cho nên tôi không còn nhắc nhở bà phải uống nước để khỏi làm bà bực mình vì nhận thấy bà vẫn còn khỏe đ ể tự lo cho chính mình được. Tôi bắt đầu quay sang để ý lo cho cô em út và k ể từ đó cả gia đình tôi đã vui hưở ng các trò chơi trên những xe chạy cao tốc hồi hộp mà không ai bị mệt nữa.
Bốn năm sau khoảng độ bốn tháng trước khi tôi học xong chuyên môn, mẹ tôi bắt đầu mắc phải căn bệnh ung thư túi mật và bệnh đã lan vào đến gan. Tôi biết m ẹ tôi không còn sống được bao lâu nữa và dự định hoãn lại cuộc thi cuối năm để về nhà ngay mà phụng dưỡng bà, nhưng mẹ tôi không cho và qủa quyết là bà sẽ khỏi bịnh trước khi tôi học xong chuyên môn. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng học cho mau để hoàn tất được sớm hơn một tháng. Tôi đã trở về nhà vào đầu tháng 6 và đã được ở gần bên mẹ tôi khoảng độ một tuần trước khi bà bắt đầu bị hôn mê. Vài tuần lễ sau mẹ tôi đã mất vào đầu tháng 8 dương lịch đúng vào tuần lễ Vu Lan của năm đó.
Tôi vẫn luôn ghi nhớ đến mẹ tôi là một người đàn bà đầy can đảm và yêu thương đã một mình dẫn dắt tám người con từ 5 đến 21 tuổi sang một đất nước xa lạ , rồi cố gắng dạy dỗ và khuyến khích tất cả anh chị em tôi ăn học thành tài và đều thành công trong một cuộc sống mới mặc dù kiến thức của bà không nhiều.
Kính dâng hương hồn mẹ thương yêu của tôi. »
Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Người xưa dạy như thế phải không MẸ? Vậy mà con vẫn trốn MẸ làm chuyện hư đốn. Bây giờ con đã làm cha mẹ, nhớ lại lỗi lầm năm xưa mà thương lời MẸ dạy. MẸ mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn. Còn ai hiểu con mình hơn MẸ. Một lần MẸ dạy suốt đời không quên. Con nhớ như ngày hôm qua….
“Cách đây 40 năm khi bà bắt gặp anh em tôi đang lén hút thuốc ở sau nhà. Mẹ gọi anh em tôi vào nhà và bảo lên ngồi chờ trên chiếc đivăng. Sau đó bà đã bỏ đi ra ngoài để anh em tôi ngồi đó băn khoăn không biết là sẽ bị ăn đòn kiểu nào đây. Vào khoảng 10 phút sau, Mẹ tôi trở lại với một cây thuốc lá batô xanh và một mớ diêm quẹt. Bà bắt đầu mồi cho mỗi đứa một điếu và bảo chúng tôi hút cho hết thèm. Anh em tôi nhìn nhau cười thầm vì có bà Mẹ quá “chịu chơi”, đã không đánh đòn mà còn mua thuốc mồi cho chúng tôi hút nửa. Trong khi chúng tôi hút thuốc, bà vẩn ngồi ngay đó bình thường nói chuyện và khuyến khích anh em tôi tiếp tục hút. Mỗi khi đứa nào hút xong thì mẹ tôi lại mồi cho điếu khác để chúng tôi tiếp tục hút. Tôi không nhớ rõ là đã hút được bao nhiêu điếu nhưng tôi vẩn nhớ là Mẹ vẩn tiếp tục mồi điếu khác trước khi điếu đang có sắp tàn. Cho đến một khi anh em tôi không thể nào hút thêm nữa và đã cho chó ăn chè, mật xanh mật đỏ đã ra hết thì lúc đó mẹ tôi mới không mồi thêm nửa. Từ đó trở đi, anh em tôi không ai dám cầm điếu thuốc nào cả mặc dù xung quanh chúng tôi toàn là những thằng bạn chuyên hút thuốc lá.
Lúc đó Mẹ tôi đã không áp dụng câu “Thương con cho roi cho vọt. Ghét con cho ngọt cho bùi”, mà bà đã áp dụng chiến thuật “Thương con cho điếu ba tô. Để con nên người con ơi”
Mẹ ơi!! Đây chỉ là một trong những ngàn cách mà Mẹ đã dạy cho chúng con khi Mẹ còn sinh thì. Công ơn Mẹ quá cao quý mà con đã chưa có dịp để đền bù. Xin Mẹ an nghỉ nơi chín suối và luôn phù hộ cho chúng con.
Nhân ngày lễ Hiền Mẫu, xin kính chúc các bà Mẹ một ngày xum họp đềm ấm bên các con, các cháu. Cho những bạn đang may mắn còn Mẹ, xin các bạn đừng làm Mẹ buồn và nên làm những gì các bạn có thể làm được nhỡ sau này khi Mẹ không còn nữa, các bạn sẽ không hối tìếc vì mình chưa làm nhũng việc mình muốn làm cho Mẹ.
Khi Mẹ còn, ta chưa thấy mất.
Mất Mẹ rồi, ta cảm thấy uất.”
Nước mình chiến tranh triền miên. MẸ là người chịu gánh đời trên vai nặng nhất. Ngày đêm lo lắng cầu nguyện cho chồng được bình an ngòai chiến trận, hai vai oằn xuống với gánh nặng áo cơm ăn học cho đàn con. Vẫn chưa đủ, MẸ còn phải thay cha uốn nắn bầy con mới lớn ngỗ nghịch. Đánh con hư MẸ rơi nước mắt. MẸ ơi, nước mắt của MẸ thần diệu, con mềm lòng nhớ đời từ đó, MẸ nhớ không?
“Cha tôi là lính Hải Quân. Ông thường đi hành quân ngoài khơi, đôi ba tháng mới về bờ 1 lần. Về thăm nhà độ vài tuần thì lại theo tàu đi hành quân. Mẹ tôi thường phải thay cha dạy dỗ anh em tôi.
Trời Sài Gòn thường như thiêu đốt vào giữa buổi trưa hè. Sau bữa cơm trưa, anh em tôi thường phải ngủ trưa để tránh cơn nóng cháy da ngòai trời. Tôi phải đi ngủ trưa, trong khi đó đôi ba thằng bạn cùng xóm lại được thong dong tự tại, chơi đá dế, đá cá, đá kiến, hay bắn bi ngoài ngõ hẻm đầu nhà tôi.
Có một buổi trưa, mẹ bân may áo quần cho anh em tôi ở nhà trong. Tôi bèn lẻn trốn ra ngòai, nhập bọn cùng những đứa bạn hàng xóm đi bắt cá Lia Thia ở đồng Ông Cộ. Mãi mê chơi tôi quên cả giờ về. Đến khi nhớ lại thì đã muộn rồi.
Trưa đó vừa về tới nhà thì thấy mẹ đã ngồi chờ trên bộ váng gõ với cây roi mây. Bước vào tới nhà, tôi tự động leo lên bộ váng và nằm sấp xuống chờ lãnh đòn của mẹ. Trước khi đánh đòn, mẹ thường dậy cho tôi biết lỗi của tôi như thế nào.
Lần đó mẹ hỏi tôi “mẹ đánh đòn con có đau không?”
Tôi trả lời “dạ có.”
Mẹ lại hỏi “có đau tại sao con không sợ” Tôi chỉ nằm im mà không trả lời.
Độ chừng vài phút mẹ tôi bảo tôi ngồi dậy đi rửa tay, rửa mặt và vào nhà trong ăn trái cây với các em.
Khi tôi ngồi dậy thì thấy nước mắt mẹ rơi. Tôi hỏi “tại sao mẹ khóc?”
Mẹ tôi bảo rằng bố không có nhà, mẹ dạy con không được mẹ sợ sau nầy con hư nên mẹ đau lòng mẹ khóc.
Ngày ấy tôi còn bé, nhưng câu nói đó khắc sâu vào tâm trí tôi. Rồi từ đó, mẹ không bao giờ đánh đòn tôi nữa. Những lần tôi làm lỗi bà thường nhỏ nhẹ khuyên nhủ tôi. Có đôi khi tôi làm những chuyện Ma chê Qủy hờn thì ngoài những lời dậy bảo, mẹ thường kèm theo vài gịot lệ thương xót cho thằng con ngỗ nghịch.
Có nhiều yếu tố giúp người ta trưỏng thành. Riêng tôi đã trưỏng thành trong những gịot lệ thân yêu của mẹ tôi.
MẸ ơi, ở nơi đây, xứ sở mà lòng yêu thương, nhân ái và tính hy sinh được tôn trọng và tuyên dương hơn bất cứ một điều gì. Còn ai đáng nhận sự tuyên dương này hơn là người mà họ khi mới biết nói, gọi là MOTHER.
Mother, tiếng MẸ đẻ của mình là MẸ đó MẸ ơi. Ở trên đất nước người, hít thở khung trời văn hóa văn minh của người, thì nhân ngày lễ đáp ơn hiền mẫu của người, con xin tặng MẸ của con bài thơ MẸ được bắt đầu bằng những chữ viết thành M-O-T-H-E-R.
Mẹ Tôi
M ẹ, người tôi mãi kính yêu
Ơ n sinh thành như trời cao
T ình yêu Mẹ như biển rộng
H ôn tôi trìu mến suốt cuộc đời
Ê m ả ngọt ngào lời của Mẹ
R ọi sáng tâm tôi quãng đường đời.
Và có lẽ, sau một chuổi dài ngày sống trong vòng tử sinh, điều giản dị và tự nhiên cuối cùng cũng vẫn là một lời ru.
Lời mẹ ru con như tiếng hát trên trời
ru con ru mãi
Nên người mẹ vui
Ru bạc tóc thôi…..
Rồi một mai con đã lớn khôn rồi
con thôi thơ ấu
Mẹ rời thật mau
Mẹ rời chiêm bao
Đời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn
Nên lâu cũng mỏi mòn
Bây giờ mẹ nằm
Lá đổ ngoài sân….
Lá đổ ngoài sân
để ru mẹ ngủ.
Ban Biên Tập